Gg Scholar

Khi máy tính bỏ túi lưu được… "cả th kubet

【kubet】Chiêu gian lận trên máy tính bỏ túi: Học sinh chớ 'nhẹ dạ cả tin'

Khi máy tính bỏ túi lưu được… "cả thế giới"

Không ít học sinh như N.N.L (lớp 9 tại TP.HCM) vô tình lướt qua và bị thu hút bởi video "Cách gian lận trên máy tính bỏ túi Casio mà giáo viên không muốn chỉ cho bạn biết" trên YouTube. Cụ thể,êugianlậntrênmáytínhbỏtúiHọcsinhchớnhẹdạcảkubet cách mà chủ kênh đề cập là nhập lệnh để màn hình hiển thị khung ma trận 4 cột giống như 4 đáp án trắc nghiệm A, B, C, D, sau đó nhập đáp án biết trước nhờ đi học thêm hay hỏi đề lớp khác vào khung rồi lưu lại trong máy tính cho đến lúc làm bài. "Như vậy là các bạn đã gian lận thành công", người này kết lại video.

Video được đăng tải hôm 21.9, thu về lượt tương tác "khủng" là hơn 1,9 triệu lượt xem cùng hàng trăm bình luận trái chiều. Dưới bài đăng, ngoài những bình luận tỏ ra thích thú với cách gian lận, có những ý kiến phê phán. Tài khoản N.H.Q bất bình: "Đừng làm theo vì hành động này sẽ phá hủy tư duy logic, thay vào đó là khoanh đáp án mà không cần biết đề hỏi gì…". Tài khoản B.L.G.C thì cho rằng cách này không "dễ ăn", chỉ là người làm nội dung "đói view".

'Bóc' chiêu gian lận trên máy tính bỏ túi: Cần tỉnh táo trước rủi ro - Ảnh 1.

Video hôm 21.9 về cách gian lận bằng máy tính bỏ túi

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Đây không phải video duy nhất về chiêu lưu đáp án trong máy tính bỏ túi, thậm chí có cách làm đối với các dòng máy khác nhau hay "mẹo" lưu kiến thức môn học dưới dạng số liệu như số cạnh của đa giác, mốc thời gian lịch sử… Tuy nhiên, chiêu này dễ "qua mắt" giáo viên hơn khi áp dụng cho môn tự nhiên cần dùng máy tính trong lúc làm bài.

Nhiều rủi ro

Một số học sinh như Vũ Phương Linh (lớp 11, Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội) cho hay bản thân không biết những chiêu trò được chia sẻ trên mạng xã hội nhưng đã nhận ra rủi ro có thể gặp phải nếu áp dụng. "Giáo viên chỉ cần đổi đề bài là học sinh sẽ loay hoay", Linh nói.

Sở dĩ chỉ cần đổi đề bài là giải quyết được tình trạng gian lận vì một số giáo viên thường dùng bộ đề chung cho các lớp mình giảng dạy nên lớp kiểm tra trước sẽ báo cho lớp kiểm tra sau để "chuẩn bị", theo M.T (sinh viên ngành quản trị kinh doanh, Trường ĐH Sài Gòn). Ngoài phụ thuộc vào đề, T. cho rằng nếu giáo viên/giám thị yêu cầu cài đặt lại (reset) máy tính bỏ túi trước khi kiểm tra thì học sinh không thể gian lận.

Về phía giáo viên, thầy Nhật Tuấn, dạy môn toán THPT tại Q.6,TP.HCM, lưu ý: "Chức năng ma trận của máy tính bỏ túi chỉ chứa hữu hạn các ô nên không thể lưu quá nhiều số liệu. Học sinh bị tâm lý thi cử cũng không thể nhớ đáp án ứng với từng câu để khoanh trắc nghiệm một cách suôn sẻ".

Từ đây, thầy Đinh Xuân Nhân, giáo viên bộ môn toán Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM), nhận định video trên YouTube chủ yếu "câu view" học sinh "nhẹ dạ cả tin" bởi chiêu này chỉ xảy ra với bài kiểm tra nhỏ, mang tính nội bộ và người ra đề đã không trung thực, chứ không hữu dụng trong kỳ thi lớn với độ bảo mật đề cao. 

Do đó, thầy Xuân Nhân khuyên học sinh tỉnh táo trước rủi ro và không làm theo chiêu trò. Về lâu dài, các giáo viên đồng tình rằng rủi ro lớn nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy cũng như thái độ học tập của học sinh.

'Bóc' chiêu gian lận trên máy tính bỏ túi: Cần tỉnh táo trước rủi ro - Ảnh 2.

Một số video TikTok chỉ cách lưu trữ trên máy tính cầm tay

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Vì đâu chiêu trò?

Khi còn học THPT, T.M.H (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cũng từng dùng tính năng lưu trữ như trong video kể trên để giảm gánh nặng ghi nhớ khoảng 30 số liệu của đa giác toán học. "Tôi đã thử học thuộc nhưng cứ 'đụng' đề bài là thấy rối nên đành sử dụng chiêu trò", H. kể. Tương tự, M.T (sinh viên Trường ĐH Sài Gòn) có suy nghĩ rằng không ai học hết số liệu đa giác khi nội dung này chỉ có 1 câu trong đề thi.

Theo thầy Xuân Nhân, các chức năng của máy tính bỏ túi đều nhằm hỗ trợ tính toán nên việc một số tính năng bị "biến tướng" không phải lỗi của máy tính mà do người dùng.

Trong khi đó, thầy Nhật Tuấn cho rằng công cụ có nhiều tính năng luôn đi kèm "kẽ hở" để học sinh lợi dụng và trở nên phụ thuộc vào máy tính bỏ túi mà không chịu tư duy giải quyết vấn đề.

Một số giáo viên khẳng định không thể thông cảm nếu dùng chiêu trò gian lận trên máy tính bỏ túi trong thi cử. Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT ban hành, cấm thí sinh mang vào phòng thi thiết bị chứa thông tin có thể gian lận trong quá trình làm bài; thí sinh chỉ được mang các dòng máy tính bỏ túi theo quy định, không có chức năng soạn thảo văn bản hay thẻ nhớ để lưu trữ dữ liệu. Nếu vi phạm, thí sinh sẽ bị lập biên bản, tịch thu tang vật và đình chỉ thi.

Để tránh tình trạng "bất chấp" gian lận dẫn đến hậu quả khôn lường, thầy Xuân Nhân đề xuất học sinh thực hiện các bước sau nếu muốn ghi nhớ hiệu quả ngay trong quá trình học: 

  • Xác định cụm kiến thức trọng tâm và ý chính mỗi cụm
  • Tự đặt câu hỏi để chủ động nắm kiến thức 
  • Phân biệt điểm giống và khác của các kiến thức 
  • Hệ thống lại bằng sơ đồ tư duy và giải đề thường xuyên

Về phần giáo viên, thầy nhấn mạnh tầm quan trọng của khâu thiết kế và bảo mật đề kiểm tra nếu đã nắm được chiêu trò trên, trong đó đề bài nên sử dụng số liệu mới, tránh trùng lặp với tài liệu có sẵn.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap